Cuộc nói chuyện bằng điện thoại với Mỹ vừa rồi làm Toàn thoáng buồn. Ngày nào cũng vậy, trước giờ đi ngủ, Mỹ hay gọi điện thoại cho chàng, nói chuyện vẫn vơ, lúc thì hờn trách bóng gió:
– Sao chẳng bao giờ thấy anh gọi phone cho Mỹ hết vậy? Đàn ông gì mà không biết “ga lăng” gì hết!
Cũng có đôi khi Mỹ nhờ Toàn chỡ đi mua sắm. Giữa chỗ dông người, nhưng Mỹ không ngần ngại cầm hết cái áo dến cái qnần ướm thử vào người chàng, cử chỉ giống như một ngưòi vợ hiền lo cho chồng. Kồi Mỹ nhất định mua tặng chàng với lời trách yêu:
– Anh cũng phải lo cho bản thân một chút chớ. Còn trẻ mà hỏng chịu ăn diện. Giống y như ông già.
Toàn buồn lắm, đâu phải chàng không biết ăn diện. Nhưng đồng lương thì cố định. Một tay chàng phải gánh vác hết mọi chi phí trong gia đình, đâu có dư để mà đua đòi chưng diện.
Ngày hai buổi, Toàn vẫn vùi dầu vào công việc của một người nhân viên chăm chỉ. Bỗng dùng một hôm, có lệnh mời chàng dến phòng nhân viên để gặp ông giám đốc.
Toàn vừa bước vào phòng, Trung đã thân mật bước tới bắt tay và mời Toàn ngồi, rồi sai người mang nước đến cho chàng.
Toàn còn dang bỡ ngỡ chưa biết chuyện gì xảy ra thì Trung đã nói thẳng vấn đề:
– Tôi rất tiếc là. . . .
Toàn nghe như nghẹn thở. Tim chàng muốn ngừng đập. Chàng tưởng đâu là Trung sẽ nói tiếp:
– “Rất tiếc là tôi không thể tiếp tục mướn anh được nữa!”
Nhưng Trung lại nói:
– Tôi rất tiếc là suết thời gian làm việc với nhau vì quá bận rộn nên tôi không có dịp gần gủi được với anh chị em nhân viên ở đây. Được biết anh Toàn là một người cần mẫn, chịu khó, lúc nào cũng chu toàn nhiệm vụ nên tôi rất lấy làm cảm kích…