Về kinh tế – xã hội:
• Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…
• Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…
• Giao thông vận tải biển.
• Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.
• Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.
Về an ninh quốc phòng:
• Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.
• Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
2. Tình hình sản xuất lúa ở nước ta:
• Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh: 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005).
• Năng suất lúa tăng mạnh (hiện nay đạt khoảng 49 tạ/ha/vụ) do áp dụng tiến bộ KHKT, thâm canh tăng vụ…
• Sản lượng lúa tăng từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 36 triệu tấn năm 1990.
• Từ chỗ sản xuất không đủ nhu cầu trong nước thì đến nay nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (3 – 4 triệu tấn/ năm).
• Lúa được gieo trồng nhiều nhất ở ĐB sông Cửu Long, ĐB sông Hồng và ĐB duyên hải miền Trung.
Năng suất lúa những năm gần đây tăng mạnh là do:
• Người dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật: từ khâu chọn giống di truyền, cho tới sử dụng máy móc trong quá trình trồng trọt;
• Áp dụng các hình thức thâm canh tăng vụ, xen canh gối vụ,…
• Công tác thủy lợi được đảm bảo;
• Sự quan tâm đầu tư từ chính sách nhà nước.