Ông Nghị nảy giờ vẫn chưa yên tâm. Ông bàn ra:
– Vợ chồng con cái đang sum họp như vắy không muốn lại muốn ly dị để mỗi tháng thêm vài trãm bạc làm chi.
Bà Nghị gạt đi:
– Thêm đồng nào đỡ đồng đó chứ ông.
Ý bà Nghị dã quyết, cuối cùng ông Nghị cũng phải chìu theo.
Ông Nghị tạm thời phải dọn hết đồ đạc, gởi tạm nhà ông Bá. Bà Nghị xin được trợ cấp dễ dàng nhờ có con nhỏ, lại bị chồng bỏ.
Ông Nghị cứ sáng sớm là lên đường đi cắt cỏ. Chiều tối mới về, gởi xe bên nhà ông Bá rồi lủi thủi về nhà y như một tên trộm,
Nhiều đêm đang ngủ, nghe tiếng người đi bên ngoài, ông bà Nghị cũng giật mình lo lắng. Hai người chỉ sợ cảnh sát dến gõ cửa, hoặc là nhà nước cho người đến
diều tra. ông Nghị lo lắng hàn với vợ: .
– Từ xưa đến giờ, anh không quen với những việc làm lén lút như vấy. Anh cảm thấy. .. nó thế nào ấy. Khó chịu lắm.
Bà Nghị cằn nhằn:
– Ở bên này, 100 người là hết 99 người hưởng trợ cấp làm tiền mặt. Có ai lo đâu. Chỉ có một mình ông là hỏng giống ai hết.
Ông Nghị chán nãn, thôi không tranh luận với vợ nữa.
Cuộc đời không êm ã trôi như bà Nghị tưởng. Bỗng một hôm, sở xã hội cho người dến xét nhà vì có tin báo ông Nghị vẫn còn chung sống với bà. May mắn là khi nhân viên thanh tra đến ông Nghị đi làm không có nhà. Bà Nghị làm ra vê oan ức, khóc than:
– Ổng đã bỏ mẹ con tôi mấy năm nay. Có lo lắng gì cho tôi đâu?
Người nhân viên gốc Việt trình bày:
– Tôi cũng chẳng thắc mắc gì về dời sống của bà.
Nhưng trên sở nhận được tin báo là ông và hà vẫn còn chung sống. Vì thế mà sở cử tôi xuống đây để điều tra.
– Ai mà tàn ác quá vậy trời. Thật tình thì … lâu lâu ổng cũng cồ ghé thăm hai cháu một lần. Người ta hỏng biết đi đồn bậy hạ.
– Vâng. Nếu thật sự như vậy thì thôi. Nhưng nếu ông nhà trở lại với hà thì bà phải khai báo với trên sở. Nếu không, bà phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.