Al-Baghdadi chắc chắn muốn lặp lại mánh khóe này ở Jordan. Nhưng IS dường như đã tính toán sai lầm. “Một làn sóng phản đối dữ dội sẽ hình thành”, Cruickshank nhận xét.
Iyad Madani, lãnh đạo của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo với 57 quốc gia thành viên, cho rằng vụ hành quyết phi công Jordan là sự coi thường một cách trắng trợn luật Hồi giáo cũng như cái mà ông gọi là tiêu chuẩn đạo đức của chiến tranh.
Ngoại trưởng Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Abdullah bin Zayed Al Nahyan, tái khẳng định quyết tâm chống chủ nghĩa cực đoan. “Việc làm ghê tởm và bẩn thỉu đó cho thấy tội ác cũng như quy mô của các nhóm khủng bố đang leo thang nhanh chóng”, ông nói và thêm rằng hành động của IS là của quỷ dữ, không thể dung thứ.
Bahrain, quốc gia vùng Vịnh, nơi Hạm đội 5 của Mỹ đóng quân, lên án vụ sát hại viên phi công Jordan là hèn hạ. Qatar cũng cực lực phản đối hành vi tội ác của IS.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố “tôn giáo của chúng tôi không thể chấp nhận” hành vi dã man của IS.
Theo AP, cả thế giới Hồi giáo dường như đang quay lưng với nhóm khủng bố này.
Ở Jordan, nếu sự ủng hộ đối với quyết định tham gia liên minh chống IS trước đây nguội lạnh thì nay sôi sục hơn bao giờ hết. Đại tá Mamdouh al-Ameri, phát ngôn viên quân đội Jordan, thề sẽ đáp trả nhóm khủng bố “long trời lở đất”. Quốc vương Abdullah II cam kết sẽ quyết đấu với IS để sự hy sinh của phi công bị phiến quân thiêu sống không trở thành vô ích.
Nhà nước Hồi giáo IS tự chuốc đại họa khi thiêu sống phi công Jordan
Lực lượng vũ trang Jordan hôm qua cũng điều động hàng chục chiến đấu cơ, tấn công phá hủy các kho đạn dược và trại huấn luyện của IS đồng thời tuyên bố “đây mới chỉ là khởi đầu”. Có thể trong những ngày tới, chiến dịch không kích sẽ còn được thực hiện ráo riết hơn nữa.