An vừa định hỏi thêm thì một người đàn ông khoảng hơn ba mươi, nhưng đầu tóc bạc phơ bước ra. Dáng điệu trầm ngâm, miệng hình như đang lẩm bẩm một điều gì. Trên tay anh cầm một cuối tập và cây viết chì. Bỗng anh gật gù ngâm lớn mấy câu thơ:
Ta thấy tình ta mọc miếu đền
Giữa chân lăng Bác nổi lên trên
Nơi này dân gian sao hiểu nôỉ
Ban đêm… ban đêm… ban đêm… ban đêm…
Ngâm tới đây anh ta có vẻ túng túng, lấy bút chì gạch lia lịa trên giấy, miệng lẩm bẩm:
– Ban đêm… ban đêm… ban đêm thì còn nhìn thấy mẹ gì nữa cơ chứ. Không được, không được. Chẳng lẽ là ban ngày sao? À, còn chữ “hiểu” sai bố nó luật bằng trắc rồi.
Đổi lại “làm sao hiểu”. Chữ “sao” mới đúng luật mà giữ được nguyên ý của mình. Tuyệt diệu, tuyệt diệu.., nhưng mà ban đêm làm cái gì đây…
An phì cười hỏi bé Hai:
– Ông này là chú Bẩy hả?
Bé Hai gật đầu.
– Dạ, chú Bẩy đó chú.
– Chú Bẩy là thi sĩ hả?
– Dạ, cháu thấy người ta gọi chú Bẩy như vậy?
Bạch Liên im lặng từ nãy tởi giờ mới xen vô hỏi:
– Bộ giờ này Chú Bẩy không đi làm sao, còn Cô Bẩy đâu?
Bé Hai nhìn Liên ngơ ngác.
– Chú Bẩy có làm gì đâu, Cô Bẩy đi đâu rồi.
Bạch Liên mỉm cười.
– Còn má em đâu?
Bộ mặt bé Hai nghệt ra, ấp úng lập lại lời Bạch Liên.
– Ờ! ờ? má em đâu?
Bỗng cậu bé đứng dậy, chạy nhanh vô buồng một lúc tồi chạy ra, miệng cười khúc khích.
– Má em đang ngủ đây nè.