Hoài Nam đẹp thật. Nơi đây mang khí hậu hài hòa giữa Trung Nguyên và Giang Nam con nguời đều nhân hậu và chất phác, tuy là nơi sản xuất lúa gạo nhưng đời sống nhân dân lại không đuợc sung túc như những bài thi phú lưu hành tại Kinh đô Khai Phong đuơng thời. Tố Tố ngạc nhiên lắm bèn hỏi Phùng Lệnh :
– Phùng Tri Châu, ta nghe nói Hoài Nam vốn rất giàu có no ấm, tại sao dân tình hiện nay lại ra nông nỗi này? Đằng kia có nhiều ruộng đất bỏ hoang?
Phùng Lệnh như có nỗi niềm, nheo nheo đôi mắt già nua của mình chắp tay thưa:
– Không dám giấu Đồng Thái Hậu, Hoài Nam vốn là phía Bắc của Duơng Châu ngày truớc, Là nơi đuợc thiên hạ ca tụng “Nhất Duơng Nhì Ích” ( Duơng Châu giàu nhất, Ích Châu giàu thứ hai) cung cấp tài vật cho triều đình rất lớn. Nhưng triều đình không thấu hiểu hết tình hình nơi đây, cứ coi vùng đất này là cái kho của trời, muốn lấy bao nhiêu cũng đuợc, thành ra thuế khóa ngày một nặng, nông dân bỏ ruộng tha huơng làm đạo tặc một nhiều. Nguời ít thì sức sản xuất giảm, đáng nhẽ cần giảm thuế để khuyến khích nông canh trở lại thì triều đình lại càng tăng thuế nên làm nguời đã ít càng ít hơn, sản vật thu đuợc vì vậy cũng càng giảm đi nhiều lần. Hạ Thần đã nhiều lần dâng sớ nhưng đều không có kết quả.