Bích Loan cũng không phải là tay vừa, nàng không để cho thầy đàn bừa bãi như vậy được. Nàng tự động đìêu chỉnh phím đàn của thầy không cần hỏi ý: “Phải nhặt khoan chớ anh”. ý nàng nói “Bài bản nào cũng vậy, phải có mở, có diễn rồi mới kết. Không lẽ khi đánh bạc, bắt được bài thầy hạ xuống cái rụp, còn phải binh nữa chứ, nhất là phải bắt mạch đối phương xem bài tốt, bài xấu bốc lên để xuống rồi mới khui. Chơi bài như vậy mới sướng, mới đáng đồng tĩen bát gạo”.
Rõ ràng của lạ bao giờ cũng gây kích thích và tạo cảm giác mông lung hơn. Bích Loan càng muốn từ từ, thầy càng xông xáo một cách rất hỗn. Ngũ giác quan của thầy hoạt động lộn xà-ngầu. Thầy lặn, thầy hụp, thầy làm chó tru mèo hửi, đủ món ăn chơi. Bích Loan quả là rất khéo trong vai trò làm con mồi. Nàng vùng vẫy đúng cách, khi cương khi nhu, khiến thầy Phú Sĩ khi chộp trúng, khi chộp trật. Trật vuột nhưvậy quả là một nghệ thuật khiến cho đl)í phương chết lúc nào cũng không hay.
Thời gian đối với Phú Sĩ không còn quan trọng nữa. Ba cây kitn đồng hồ trong lòng tháy bây giờ đã chết hết hai, chỉ còn cây kim gió hoạt động. Không hiểu h~ôi xưa, ai nhè đặt cây kim chỉ giây là cây kim gió, thiệt trúng quá chừng trong trường hợp này. Nó lật bật, không có vẻ êm đềm chút nào, đến lúc c’ây kỉm gió găy đi, chiếc đồng hồ tưởng chừng như chết. Nhất là ở cây kim chỉ giờ, nó có hoạt động nhưng uể oải chậm chạp quá, cơ hồ không thấy nhúc nhích. Thầy Phú Sĩ quần thảo cho đã, rồi nằm thẳng cẳng thở dốc. Trong khi em Bích Loan vẫn tươi tỉnh như thường. Bây gỉờ nàng nghĩ vơ vẩn: “Không biết anh chàng này còn “động đia” không, để mình còn gỡ gạc chớ làm tấm thớt cho thằng chả chặt đã đời, nhè gặp dao cùn thì uổng công.” Nàng chỉ nghĩ tới chỗ uổng công thôi, chớ không thấy phí sức chút nào. Riêng thầy Phú Sĩ thì mơ mơ màng màng, sau khi “thuỳên ra cửa biển” đã thấy đuối sức, hai con mắt thầy chỉ muốn khép lại nghỉ ngơi. Vậy mà lòng tham lam nơi thầy cũng chưa trốn mất. Thầy vẫn còn gác chân lên người Bích Loan, nhịp nhịp ra cái đìêu “ta còn sống đây”.