Thầy đẩy cửa phòng, đưa khách vào. Đột nhiên thầy trở ra, ngó dáo dác tìm kiếm. Ngọc giả đò từ tốn đi lên. Thầy ngoắc ngoắc Ngọc, mặc dù hai người cách nhau có mấy bước. Ngọc đưa tay vuốt vuốt mặt, kiểu như người còn buồn ngủ.
– Ngọc nè…
Thầy ngừng lại một chút, giọng nhẹ hơn:
– Trong khi thầy coi người ta, nếu có ai hỏi thầy, nhớ nói thầy bận nghen. Một giờ sau mới tiếp khách được.
Ngọc gục gặc đâu, thầm mừng trong bụng: “Chưa chi thầy đã coi mình là một cộng sự viên rồi. Như vậy là thầy tin mình, mình đương nhiên trở thành người trong nhà này rồi.”
Cửa phòng khép kín, thầy và khách ờ bên trong. Mặc dù không nghe thấy tiếng khóa cửa, nhưng Ngọc cảm thấy có một cải gì cách ngăn chặt chẽ, và nàng ~úng túng, ngứa ngáy một cách vô lý. Ngọc xua tan ý nghĩ hắc ám bằng mấy cái gãi đầu, xong nàng trớ ra phòng khách. Ýnghĩ đen tối chợt trớ về trong óc, khi Ngọc nhìn bức ảnh chân dung thật lớn của thầy Phú Sĩ treo nơí phòng khách. Thầy còn trẻ quá, môi thầy mỏng, trán thầy trớt, miệng cười rộng làm đôi mắt híp lại. Khuôn mặt thầy tươi tỉnh dễ sợ. Thảo nào thầy hát cũng hay quá. Ngọc tò mò, lật lật cuốn sách của thầy để phía dưới bàn. Bất chợt có lá thư của ai gời cho thầy để trong đó từ bao giờ. Biết như vầy là bất lịch sự, nhưng nàng không ngăn được ý thích muốn tìm tòi. Ngọc vừa đọc thơ vừa ngó chừng phía cửa phòng thầy. Có tiếng tàng hắng từ trong đó dội ra. Ngọc giật mình: “Thầy giỏi về quá khứvị lai, không khéo thầy thấy thì kỳ quá.” Tuy nhlên, nàng cũng ráng đọc ngấu nghiến cho hết câu cuối lá thơ. Người viết thơ tên là Thu Vân, lời văn cầu kỳ trau chuốt tỏ tình với thầy và mong được thầy đáp lại. “Đàn bà gì mà hèn thế”” Ngọc lẩm
bẩm. “Ai đời trâu đi tìm cột, như vậy còn ra thể thống gì?”